Người Trung Quốc ngày xưa rất chú trọng thư thứ ba này. Thư có nội dung đề nghị nhà gái, chấp thuận ngày được chọn rước dâu. Nhưng nhà trai thường kỹ lưỡng. Không phải chọn một ngày nhất định mà thôi, thường là một số ngày, ít nhất là ba, để đàng gái chọn lấy một ngày thích hợp.
Tại sao lại chọn một ngày thích hợp? Coi lại ngày và tuổi chăng? Không.
Khi nhận được thư, nhà gái không trả lời ngay. Cha cô gái sẽ đưa thư lại cho mẹ cô gái và ông bà bàn bạc với nhau. Bà mẹ chờ lúc thuận tiện sẽ hỏi riêng cô gái để cô xét kỹ và trả lời. Tại sao lại phải xét kỹ và chính cô gái chọn ngày trả lời?
Ở ta hoàn toàn không có việc này, là vì dường như vấn đề rất tế nhị này không có mấy gia đình quan tâm. Nhà báo lão thành Dương Lễ vạch rõ tiếp:
– Cô gái phải tự nhận xét xem trong số những ngày mà họ nhà trai đã chọn có ngày nào nhằm vào thời gian kinh nguyệt trong tháng của cô không để tránh đi, và cô phải chọn lấy một ngày sạch sẽ nhất.
Thì ra, người ta cẩn thận là vậy. Kinh kỳ của cô dâu mà đúng vào ngày vu quy là điều cấm kỵ, cần phải tránh. Vì đó sẽ là trơ ngại trong đêm động phòng hoa chúc. Người Hoa ngày xưa có quan niệm kinh nguyệt là dơ bẩn và chàng rể sẽ gặp nhiều bực bội, vì có thể nếu nôn nóng sẽ không nắm chắc rằng vợ mình còn trinh tiết hay không. Mà vấn đề trinh tiết của người vợ, đối với quan niệm người xưa, lại quan trọng lắm lắm.
Trong lúc người Hoa thời trước kỹ lưỡng như vậy thì người Việt Nam mình không quan tâm đến. Tôi chưa đọc thấy ở sách vở nào nói đến việc này hay nghe ai cẩn thận dặn nhau dè chừng chuyện nguyệt kỳ của cô dâu người Việt trong ngày vu quy. Vì thế, có thể nhiều chú rể gặp phải trở ngại trong ngày hôn lễ mà cũng lắm cô dâu phải chịu bực bội ngỡ ngàng.
Sau cùng là lễ thứ sáu, được gọi là lễ Thân nghinh hay còn gọi là lễ Vu quy. Đây là lễ sau cùng mà họ hàng nhà trai mang lễ vật, quần áo, đồ trang sức tới nhà gái, làm lễ trước bàn thờ tổ tiên nhà gái và rước cô dâu về nhà chồng. Đây là hôn lễ chính thức.
Đó là nói đủ “sáu lễ” theo Trung Quốc. Người Việt giản lược hơn, chỉ có “ba lễ”. Ba lễ đó là lễ dạm, lễ hỏi và lễ cưới, tương đương với ba lễ Vấn danh, Nạp tệ và Thân nghinh.
Ngày nay, người ta còn thu gọn hơn nữa, thường chỉ có hai lễ là lễ hỏi và lễ cưới. Một số gia đình còn đồng ý với nhau chỉ thực hiện một lần, tức là lễ cưới. Thật ra, tuy là lễ cưới duy nhất nhưng vẫn phải có những nghi lễ tương ứng như là lễ dạm và lễ hỏi, nhưng được gom vào cùng lúc với lễ cưới. Ngoài ra, người ta cũng đã giảm bỏ đi rất nhiều lễ vật, nghi thức phiền phức và tiến hành tổ chức ở trung tâm tiệc cưới HCM cho tiện lợi.
Cô dâu chú rể hiện đại sẽ phải chuẩn bị nhiều điều cho ngày cưới, đôi khi quá mệt mỏi với mọi thứ và do đó việc tổ chức tiệc cươi tại trung tâm tiệc cưới HCM trỏ nên hợp ly.