Việc tổ chức tiệc cưới có nhiều món ăn đa dạng, phong phú trong thực đơn đã là thói quen từ xa xưa của người Việt để chúc mừng đôi uyên ương nên duyên vợ chồng. Tùy vào văn hóa ẩm thực của từng vùng và địa phương, họ sẽ có cách đãi và bày trí các món ăn khác nhau. Trong bài viết này sẽ nêu ra điểm khác biệt trong cách chiêu đãi những món ăn trong menu tiệc cưới ở 3 miền của Việt Nam, cùng tìm hiểu nhé!
Thực đơn khi tổ chức tiệc cưới ở 3 miền có những sự khác biệt nhất định
Cỗ cưới miền Bắc
Với bản chất con người luôn cẩn thận, trịnh trọng và khách sáo, cỗ cưới của người Bắc luôn có rất nhiều món ăn khác nhau. Đặc biệt, trong thực đơn của người Bắc rất khó để thiếu được món gà luộc lá chanh cùng các món nộm (phương ngữ miền Nam là gỏi):
- Món khai vị: phần ăn này sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, nếu như vào mùa nóng người Bắc sẽ đãi các món nộm, phở cuốn… còn mùa lạnh họ sẽ cho vào phần ăn các món súp hoặc cháo.
- Món chính: do tính trịnh trọng và khách sáo của con người nơi đây, họ thường sẽ chuẩn bị các món chính rất công phu và cầu kỳ. Thông thường các món chính sẽ là nem công chả phượng, các món bò, xôi, thịt gà luộc,…
- Món khai vị: người Bắc rất ít khi đãi các món chè ngọt cho phần tráng miệng, trái cây và các loại bánh flan sẽ là sự lựa chọn ưu tiên cho thực đơn.
Cỗ cưới điển hình cho đám cưới miền Bắc
Cỗ cưới miền Trung
Dù là nơi hứng chịu nhiều thiên tai lũ lụt của nước ta nhưng khi nhớ đến miền Trung, chúng ta có một thực đơn đầy phong phú, đa dạng với vị chua, cay đặc trưng ở xứ “đất cằn sỏi đá” nhưng giàu tình người của Việt Nam:
- Món khai vị: đối với phần khai vị, thực đơn ở miền Trung thường sẽ có 3 đến 4 món tùy theo gia chủ, chủ yếu sẽ đãi các món súp, cháo hải sản và các loại gỏi đặc trưng như gỏi trái vả,…
- Món chính: với đường biên giới biển kéo dài, chẳng có gì ngạc nhiên miền Trung là nơi dồi dào hải sản, các món ăn thường sẽ là tôm, cá nấu lẩu hoặc là các món bò, gà, heo quay.
- Món khai vị: phần ăn tráng miệng của cỗ cưới Trung Bộ thường sẽ là trái cây, rau câu hoặc bánh ngọt.
Cỗ cưới miền Trung với nhiều món ăn hấp dẫn
Cỗ cưới miền Nam
Người dân Nam Bộ với bản tính hiếu khách và thân thiện, cùng đất đai phù sa màu mỡ, nguồn tài nguyên hải sản dồi dào không khó để nhận thấy các món ăn được chiêu đãi khi tổ chức tiệc cưới ở miền Nam luôn đầy ắp cùng rất nhiều món khác nhau thể hiện sự phóng khoáng lòng hiếu khách của mình:
- Món khai vị: phần ăn khai vị của người Nam cũng không khác 2 miền còn lại là mấy, vẫn là các món súp, cháo hoặc các loại chạo, tôm hoặc chiên giòn,… sẽ có khoảng 3 đến 4 món cho phần ăn này.
- Món chính: vẫn là các món lẩu cá, lẩu bò hoặc lẩu chua với hương vị có chút ngọt của người dân Nam Bộ, hoặc trong các tiệc cưới sang trọng hơn họ sẽ đãi các món du nhập về từ nước ngoài như các món châu Âu hoặc sẽ kết hợp các món với nhau để tiếp đãi theo phong cách Fusion.
- Món tráng miệng: phần tráng miệng ở miền Nam rất đa dạng từ các loại trái cây, rau câu cho đến các món bánh ngọt hoặc các món ăn tráng miệng của châu Âu như Crème brûlée, Panna Cotta,…
Cỗ cưới Nam Bộ với ẩm thực đa dạng về nguyên liệu cũng như cách chế biến
Cho dù là đám cưới ở đâu đi nữa thì thực đơn tiệc cưới ở ba miền sẽ luôn có những món ăn hấp dẫn, bắt mắt, có hương vị đặc trưng của từng vùng miền mà bạn sẽ không thể chối từ. Từ đó tạo nên sự đa dạng cho ẩm thực Việt Nam.
Lời kết
Trên đây là một số điểm khác biệt trong thực đơn của ba miền dùng để đãi các khách mời khi tổ chức tiệc cưới, hy vọng sẽ cho bạn thêm được nhiều thông tin cũng như sự phong phú của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.
>>Xem thêm: Tổ chức tiệc cưới ngoài trời và những lưu ý cần biết.