Tin Tức

Công dung ngôn hạnh của người phụ nữ xưa trong hôn nhân

single image
Ngày xưa, để có thể tiến tới một tiệc cưới hoành tráng tại nhà hàng cưới, thì người ...

Ngày xưa, để có thể tiến tới một tiệc cưới hoành tráng tại nhà hàng cưới, thì người phụ nữ cần phải vượt bốn tiêu chuẩn đánh giá về Công Dung Ngôn Hạnh của nhà trai.

Trong xã hội cũ cha mẹ đóng vai trò quan trọng, quyết định cuộc đời của các đôi nam nữ thanh niên. Với những gia đình nề nếp, gia giáo thì “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, và gia đinh hai bên phải “môn đăng hộ đối”.

Các cụ kén vợ cho con dựa theo tiêu chuẩn “công dung ngôn hạnh”.

Công dung ngôn hạnh của người phụ nữ xưa trong hôn nhân

Công: là nết ăn nết làm, tài đảm đang quán xuyến việc nhà của người con gái. Từ việc chăn tằm dệt vải đến thêu thùa, kim chỉ may vá, cỗ bàn giỗ tết đều phải được làm nhanh, gọn, đẹp. Bởi lẽ người xưa có câu “giàu vì bạn sang vì vợ”. Vợ đảm, là một “nội tướng” trong gia đình, là một trong những yếu tố giúp gia đình êm thấm, hạnh phúc.

Dung: nghĩa là nhan sắc. Dù rằng có câu “cái nết đánh chết cái đẹp” nhưng các cụ khi chọn dâu vẫn chú ý đến nhan sắc. Tất nhiên tiêu chuẩn về cái đẹp của mỗi thời cũng khác nhau, nhưng trước hết đó phải là người khoẻ mạnh, không bệnh tật, có khả năng sinh con đẻ cái “lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Các cụ tin rằng những người hình thức như vậy sẽ mắn đẻ. Con với của chẳng ai từ, mỗi con mỗi lộc, càng nhiều con càng có phúc.

Ngôn: là lời ăn tiếng nói biết thưa gửi dạ vâng, biết ý tứ rào trước đón sau để làm sao không mất lòng ai, cứng nhưng lại phải mềm, có cương có nhu, lựa lời mà nói với chồng cho phải lúc:

Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi bớt lửa một đời không khê.

Hạnh: là đức tính tốt đẹp, là cách cư xử với mọi người, từ già tới trẻ, từ lớn đến bé đều đúng mực, nhất là đối với tứ thân phụ mẫu, anh em nội ngoại. Dâu thảo là điều mà các cụ mong muốn nhất.

Hầu hết các đôi nam nữ thanh niên muốn nên vợ nên chồng đều phải so tuổi, một việc không thể bổ qua vì họ tin rằng: nếu hợp tuổi nhau thì vợ chồng trẻ sẽ sống hoà thuận, ăn nên làm ra, nếu không hợp tuổi thì phải sống khổ sở theo nghĩa nghèo về vật chất hoặc một người phải sớm sang thế giới bên kia, hoặc sẽ có những điều đau khổ khác đang đe doạ tương lai của đôi vợ chồng ấy. Người ta quan niệm có những tuổi thuộc “tứ hành xung” ví dụ Tí, Ngọ, Mão, Dậu có những tuổi hợp nhau như: Thân, Tí, Thìn nhưng rồi có khi tam hợp lại biến thành tam tai cho nên nhiều khi so tuổi hợp hay không lại phụ thuộc vào mấy ông thầy bói.

Nhưng muốn có người để mà so tuổi, thì bà mối đóng vai trò rất quan trọng. Bà mối (ông mối) là người trung gian đánh tiếng, bắc cầu cho gia đình đôi nam nữ thanh niên hiểu nhau rồi đi đến quyết định hôn nhân. Gia đình nhà trai, sau khi xem xét mọi việc, “tham khảo” thêm ý kiến của bà mối rồi mới nhờ bà sang nhà gái đánh tiếng trước. Nếu gia đình nhà gái ưng thuận bà mối giúp cho chàng trai sang bên nhà gái “xem mặt”. Cái cớ bên ngoài là xem gia cảnh nhưng thực chất là tìm mọi cách biết mặt trung nhân. Nếu ưng ý rồi thì về thưa gửi với cha mẹ.

Sau khi vượt qua mọi “khảo sát” của nhà trai, cô gái mới có thể chính thức nhận lấy sính lễ và xem xét lựa chọn ngày lành để tổ chức tiệc cưới. Hai bên gia đình sẽ xem xét vấn đề chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới cũng như các vấn đề về trang trí, chi phí chi tiêu, sính lễ hay của hồi môn và bắt tay vào chuẩn bị cho tiệc cưới của đôi trẻ ngay sau đó.

You may like