Bạn đã bao giờ xem những bộ phim về cưới hỏi Tây phương và thắc mắc về những tục lệ có phần khác lạ của họ? Không chỉ độc đáo, đằng sau mỗi tục lệ là những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống hôn nhân. Hầu hết những tục lệ này điều nói lên lời cầu chúc cho cuộc sống hôn nhân của cặp vợ chồng trẻ. Có những phong tục đã được du nhập vào Việt Nam và trở thành nét đẹp của lễ cưới, nhất là với những buổi lễ tại nhà hàng tiệc cưới HCM. Bài viết dưới đây sẽ giải mã những phong tục cưới đặc biệt này.
Màu váy cô dâu
Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao chiếc váy cưới của cô dâu luôn có màu trắng không? Màu trắng đại diện cho sự tinh khiết và trong trắng, tựa như người con gái chuẩn bị về nhà chồng. Vì thế, chiếc váy cưới màu trắng là đại diện cho cô dâu xinh đẹp. Hơn thế nữa, màu trắng còn đại diện cho sự khởi đầu, thay da đổi xác và bắt đầu lại một cuộc đời mới. Tương tự với cô dâu, người sẽ chuẩn bị bước vào quá trình xây dựng một gia đình mới.
Màu trắng đại diện cho sự tinh khiết và trong trắng
Tuy nhiên, có một cách giải thích khác vì sao váy trắng lại trở thành chiếc váy cưới truyền thống. Mọi việc bắt nguồn từ thời nữ hoàng Victoria với bộ váy trắng nổi tiếng của mình. Từ đó, váy trắng trong đám cưới trở nên phổ biến. Một lý do khác là trong thế kỷ 18 & 19 váy trắng được xem là biểu hiện của sự giàu có. Bởi vì lúc này không hề có xà phòng để giặt đồ dẫn đến những món đồ trắng khi bị bẩn thì khó mà làm sạch được. Vì thế, chiếc váy trắng hầu như chỉ mặc được một lần.
Ở thế kỷ 18, chiếc váy trắng thể hiện sự giàu có
Phù dâu
Phù dâu là những cô gái sẽ hỗ trợ cô dâu trong lễ đường cũng như trước khi hôn lễ bắt đầu. Hiện nay, đội phù dâu bao gồm những cô gái thân thuộc với cô dâu như họ hàng, bạn thân. Phong tục phù dâu xuất hiện từ rất lâu về trước ở phương Tây với quan niệm rằng trong lễ cưới, cô dâu có thể bị ma quỷ chọc ghẹo hoặc bắt mất. Vì thế, một đội nhóm gồm các cô gái mặc váy gần giống cô dâu xuất hiện và đánh lạc hướng thế lực xấu đó.
Phù dâu hỗ trợ cô dâu trong đám cưới
Hiện nay, phù dâu trở thành những trợ thủ đắc lực của cô dâu trước và trong lễ cưới, hỗ trợ khi có những sự cố bất ngờ. Tại Việt Nam, phù dâu còn được biết là đội bưng tráp sẽ mang những lễ vật của nhà trai đến cho nhà cô dâu.
Ở Việt Nam thường thấy phù dâu trong đội bưng tráp
Hoa cưới và hoa cài áo chú rể
Ngày trước, trong hoa cưới sẽ có những nhánh tỏi nhỏ với quan niệm xua tan đi những thế lực ma quỷ phá hoại lễ cưới. Qua thời gian, nhánh tỏi được thay thế bằng những loại hoa lá có mùi thơm, giữ trọn nét truyền thống. Những loài hoa được dùng làm bó hoa cưới đều mang những ý nghĩa nhất định về tình yêu cũng như chúc phúc cho đời sống hôn nhân của cặp đôi.
Hoa cưới mang nhiều ý nghĩa trong tình yêu
Hoa cài áo của chú rể thường đồng bộ với hoa cưới của cô dâu. Phong tục này là dấu tích của thời kỳ các Hiệp sĩ thường mặc cùng màu áo với người phụ nữ anh ta yêu để thể hiện tình yêu của mình.
Hoa cài áo của chú rể đồng bộ với hoa cưới của cô dâu
Tung hoa cưới
Quan niệm truyền thống của phương Tây xem cô dâu là người may mắn nhất trong đám cưới. Vì vậy, nhiều người tin rằng nếu sở hữu thứ gì đó của cô dâu thì họ cũng sẽ có sự may mắn đó. Bó hoa cưới là một trong những vật đó. Vì thế, để tránh bị làm phiền, cô dâu đã nghĩ ra việc tung hoa cưới cho khách mời. Đây là cách để tặng cho họ một món đồ kỷ niệm cũng như chúc những điều tốt lành.
Tung hoa cưới là một sự chúc phúc cho người nhận được bó hoa
Ngày nay, trong các lễ cưới tại nhà hàng tiệc cưới HCM, cô dâu cũng tung bó hoa cưới cho những khách mời nữ độc thân với hy vọng họ cũng sớm tìm được bến đỗ hạnh phúc của mình.
Người nắm tay cô dâu vào lễ đường
Trước giờ cử hành hôn lễ, cha cô dâu sẽ là người dẫn dắt cô dâu vào nhà thờ hoặc vào nơi cử hành lễ. Hoặc cô dâu có thể chọn anh em trong nhà hoặc một thành viên nam thân thiết trong gia đình. Việc này mang ý nghĩa thể hiện tình cảm yêu thương với cô dâu, cha sẽ là người theo dõi và lắng lo cho con gái trong ngày cưới và cả trong cuộc sống sau này.
Cha sẽ luôn theo dõi và bảo vệ con gái dù trong hôn lễ hay cuộc sống mai sau
Tuần trăng mật
Tuần trăng mật còn gọi là Honeymoon với ý nghĩa hết sức độc đáo. Cụm từ “Tuần trăng mật” bắt nguồn từ thời kỳ mà người đàn ông thường bắt cóc vợ chưa cưới của mình, và cả hai sẽ trốn trong nhà trước khi cưới. Đôi trẻ sẽ tiếp tục trốn ở trong nhà thêm một chu kỳ quay của mặt trăng nữa, và trong thời gian này họ sẽ uống rượu mật ong.
Tuần trăng mật của cặp đôi diễn ra sau hôn lễ
Ngày nay, tuần trăng mật sẽ diễn ra sau khi kết thúc lễ cưới và đôi trẻ sẽ chọn một địa điểm du lịch và cùng nghỉ ngơi với nhau.
Trên đây là những nghi thức truyền thống của phương Tây và đã trở thành một phần của lễ cưới Việt Nam. Đối với các cặp đôi tổ chức hôn lễ tại nhà hàng tiệc cưới HCM, bạn có thể tham khảo bài viết này để thu thập thêm cho mình thật nhiều kiến thức mới.