Tục cướp vợ là một luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số H'Mông. Khi con cái lớn người con trai đến nhà con gái cướp về làm vợ. Hủ tục ăn sâu bám rễ đến ngày nay vì nó bắt nguồn từ tập tục làm nương, người phụ nữ khi lấy về thường trở thành lao động chính.
Tục này nảy sinh chuyện tảo hôn nhiều đôi lấy nhau rồi vẫn "chưa biết làm gì". Lấy vợ sớm để có thêm người làm, vừa sớm sinh con đẻ cái, có thêm nhiều lao động. Trọng nam, khinh nữ cũng còn rất rõ, lấy vợ về là để phục vụ.
Tục “kéo vợ” còn có thể diễn ra bởi nhiều lý do như: Người con trai thích người con gái nhưng người con gái lại từ chối, gia đình người con trai dùng quyền thế “cướp vợ” cho con trai… Nhưng những trường hợp này chỉ xảy ra trước đây, dưới xã hội phong kiến. Còn ngày nay, cũng như nhiều dân tộc khác, người Mông luôn trọng chế độ hôn nhân một vợ, một chồng và quan niệm cái đẹp lứa đôi là khỏe mạnh, đạo đức và chăm chỉ. Hôn nhân là kết quả của tình yêu tự nguyện, các cuộc “kéo vợ” hiện chỉ là sự khẳng định cho tình yêu mãnh liệt, khát vọng về một gia đình hạnh phúc của trai gái người Mông.
Nếu hiểu tục “kéo vợ” của người Mông ngày nay là khi người con trai thích một người con gái, liền rủ bạn bè bắt cóc người đó về làm vợ là rất sai lầm, nghiêng về khía cạnh bạo lực mà không thấy hết được tính nhân văn sâu sắc trong đó. Có thể nói, người Mông có rất nhiều tục lệ với những ràng buộc khắt khe song bên đều chứa đựng các yếu tố nhân văn, được xử lý linh hoạt trên cơ sở đoàn kết thương yêu. Nó chính là cốt lõi để giữ gìn sự gắn bó của cộng đồng và bảo lưu các giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc.
Lựa chọn lều và mái che là một trong những bước quan trọng nhất khi…
Chọn địa điểm để tổ chức tiệc cưới luôn là một trong những quyết định…
Khi tổ chức hội nghị khách hàng, một không gian ấn tượng không chỉ giúp…
Hội nghị khách hàng là sự kiện quan trọng giúp doanh nghiệp gắn kết và…
Mùa thu với không khí se lạnh và khung cảnh lãng mạn là thời điểm…
Tổ chức một hội nghị khách hàng thành công không chỉ đòi hỏi sự chuẩn…