Thế nào là một nghi lễ cưới mang đậm truyền thống Việt Nam?

Khi heo may chạm ngõ, thu sang xao xuyến, cũng chính là lúc những cặp uyên ương yêu nhau dài lâu nghĩ đến một bến đỗ mang tên hạnh phúc. Vậy, đã từng tham dự nhiều tiệc cưới hỏi hoặc thậm chí ngay trong chính đám cưới của mình liệu bạn đã hiểu hết ý nghĩa về những lễ nghi cưới hỏi của Việt Nam ta. Sau đây, nhà hàng tiệc cưới TPHCM – Riverside Palace sẽ mang đến bạn những điều thú vị của nghi lễ, nghi thức cưới hỏi theo truyền thống của nước ta. Hãy cùng tìm hiểu xem nhé!

Những nghi thức, nghi lễ nào mà chúng ta cần phải thực hiện theo lối truyền thống của Việt Nam

Dạm Ngõ

Có lẽ bạn đã nghe rất nhiều về nó trong các đám cưới. Vậy nó có nghĩa là gì? Có thể nói lễ dạm ngõ được ví như lễ ra mắt giữa hai nhà trai gái. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), tạo điều kiện để trở nên thân thiết hơn, sau này trở thành thông gia sẽ không còn những bỡ ngỡ. Từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình.

Lễ dạm ngõ không cần thiết phải có lễ vật rườm rà, chỉ cần mang theo trầu, cau hoặc hoa quả. Mặc dù đây là một nghi lễ đơn giản nhưng nếu bỏ qua mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì sẽ cảm thấy rất đường đột, không có khởi đầu. Vì thế, tuy không phải là một lễ trọng nhưng lại là không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Hơn nữa, nó không hề quá tốn kém mà lại làm tôn lên được bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ dạm ngõ được ví như lễ ra mắt giữa hai nhà trai gái

Lễ Ăn Hỏi

Sau lễ Dạm Ngõ sẽ đến lễ Ăn Hỏi hay còn gọi là Đính Hôn. Đây được xem là thông báo chính thức về sự kết giao của hai gia đình và hai họ. Ngày nay, tuy nhiều nghi lễ đám cưới đã được giảm bớt, nhưng lễ ăn hỏi vẫn là một trong những phần chính vẫn được duy trì. Nghi lễ cưới này là dấu mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn chuyển bước trong quan hệ hôn nhân. Lúc này, cô gái được hỏi đã chính thức trở thành vợ chưa cưới và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể và tập gọi bố mẹ xưng con.

Lễ vật là cau tươi, cốm, chè (trà), rượu, bánh phu thê, phong bì tiền, heo quay, trái cây, bánh phu thê… Chúng được hiểu như lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.

Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi có thể chẵn hoặc lẻ tùy theo tập quán của từng gia đình, vùng miền, nhưng thường mọi người vẫn có thói quen chọn số mâm quả là chẵn, tượng trưng cho ý nghĩa có đôi có cặp.

Lễ Ăn Hỏi được xem là thông báo chính thức về sự kết giao của hai gia đình và hai họ

Trình tự nghi thức trong ngày cưới

Sau những nghi lễ kể trên, Lễ cưới chính là cao trào của mọi nghi thức cưới hỏi truyền thống Việt Nam. Một nghi thức lễ cưới đầy đủ sẽ bao gồm 3 nghi thức sau đây:

Lễ xin dâu

Đây là một nghi lễ nhỏ được thực hiện trước giờ đón dâu từ nhà mẹ đẻ về nhà chồng. Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một số người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp và mang đến bàn thờ thắp hương của tổ tiên bên nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, như là một lời chấp thuận cho cô dâu về nhà chồng. Trang phục phổ biến là khăn đóng áo dài hoặc veston tùy theo gia đình cũng như phong cách của mỗi đám cưới.

Lễ xin dâu là một nghi lễ nhỏ được thực hiện trước giờ đón dâu từ nhà mẹ đẻ về nhà chồng

Lễ rước dâu

Sau khi lễ xin dâu kết thúc, gia đình nhà gái đã đồng ý để cô dâu về nhà chồng, lúc này nhà trai sẽ tới đón dâu, chú rể sẽ mang hoa cưới cùng lễ vật để đón cô dâu về nhà.

Nhà trai trước khi vào nhà gái phải “chấn chỉnh đội hình”. Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có cụ già cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật (các quả hộp: trầu cau, rượu, bánh phu thê và nếu gia đình nhà trai có điều kiện thì lễ vật sẽ thêm các món khác – ví như nem chả, bánh kem,…). Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Khi được “các cụ” cho phép, chú rể vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu, cả hai sẽ cùng lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó cùng bưng trầu ra mời họ hàng. Vào khoảnh khắc thiêng liêng ấy, hai bên gia đình sẽ trao tặng quà, của hồi môn cho cô dâu như lời chúc phúc cặp vợ chồng son sẽ luôn giàu sang và hạnh phúc.

Đoàn rước dâu nên có đội hình gọn nhẹ để mọi việc nhanh chóng và diễn ra thoải mái hơn. Về đến nhà trai, việc đầu tiên là cha mẹ sẽ dẫn cô dâu và chú rể đến bàn thờ để thắp hương yết tổ (lễ gia tiên), rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó nhà trai mời nhà gái và tất cả những người cùng tham dự tiệc cưới. Có thể tổ chức tại tư gia hay nhà hàng tùy theo mỗi gia đình.

Sau khi kết thúc lễ xin dâu, nhà trai sẽ đến nhà gái để thực hiện nghi thức rước dâu

Lễ lại mặt

Sau ngày cưới ngập tràn những cung bậc cảm xúc, đôi vợ chồng trẻ bây giờ sẽ còn một nghi thức cuối cùng nữa đó là lễ lại mặt. Mẹ chồng sẽ chuẩn bị cho đôi vợ chồng son một mâm lễ nhỏ gồm trầu, xôi, lợn,…để cả hai mang về nhà gái. Lễ này còn được gọi là lễ nhị hỷ hoặc tứ hỷ. Thời gian đôi uyên ương về nhà gái là từ 1 đến 4 ngày sau lễ cưới. Tuỳ thuộc vào khoảng cách địa lý, thời gian công việc cũng như điều kiện của cô dâu chú rể mà thời gian được tùy chỉnh linh hoạt. Thông thường, lễ lại mặt sẽ diễn ra buổi sáng, hiếm khi thăm nhà gái vào lúc tối hay chiều muộn.

Một đám cưới truyền thống theo văn hóa Việt Nam hiện nay đều tuân thủ các lễ nghi như vậy. Tuy nhiên, ở các vùng miền khác nhau sẽ có sự thay đổi chút ít để phù hợp hơn với từng nhà nhưng vẫn không phá vỡ mô hình trên. Qua những chia sẻ đầy thú vị của nhà hàng tiệc cưới TPHCM – Riverside Palace, hy vọng rằng bạn sẽ có có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn trong nghi thức cưới hỏi của Việt Nam. Dù xu hướng cuộc sống hiện đại là ngày càng tinh giản, thế nhưng đây là những văn hóa truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại, thế nên mong rằng dù bận rộn các đôi trai gái cũng sẽ sắp xếp để có một đám cưới đi đúng trình tự như trên.

Admin

Recent Posts

Cách chọn lều và mái che cho tiệc cưới ngoài trời

Lựa chọn lều và mái che là một trong những bước quan trọng nhất khi…

1 month ago

Kinh nghiệm chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới phù hợp với ngân sách

Chọn địa điểm để tổ chức tiệc cưới luôn là một trong những quyết định…

1 month ago

Bí quyết tạo không gian ấn tượng cho hội nghị khách hàng

Khi tổ chức hội nghị khách hàng, một không gian ấn tượng không chỉ giúp…

2 months ago

Cách xử lý 5 tình huống có thể phát sinh trong hội nghị khách hàng

Hội nghị khách hàng là sự kiện quan trọng giúp doanh nghiệp gắn kết và…

2 months ago

Xu hướng trang trí đám cưới ngoài trời mùa thu 2024

Mùa thu với không khí se lạnh và khung cảnh lãng mạn là thời điểm…

2 months ago

Kinh nghiệm chọn nhà cung cấp dịch vụ cho hội nghị khách hàng

Tổ chức một hội nghị khách hàng thành công không chỉ đòi hỏi sự chuẩn…

2 months ago