Cưới

Tam thư, tục lễ trong cưới hỏi thời xưa

Tam thư, tục lễ Theo tục lệ của người Trung Quốc thời xưa, hôn lễ thường tiến hành ...

Tam thư, tục lễ

Theo tục lệ của người Trung Quốc thời xưa, hôn lễ thường tiến hành nhiều giai đoạn với “tam thư, lục lễ”. Tam thư là ba lá thư do đàng trai gửi sang họ nhà gái để đưa tin, xin báo và chuẩn bị dàn xếp các nghi thức hôn lễ. Lục lễ là sáu lễ mà họ nhà trai phải lo toàn vẹn sau khi họ nhà gái đã chấp thuận kết tình thông gia.

Khi họ nhà gái thuận tiếp xúc với họ nhà trai thì họ nhà trai, thường là người chủ hôn sau đó, viết một bức thư, trao cho người mai dong đem trình cho họ nhà gái. Bức thư này có nội dung ngỏ ý muốn cầu hôn và xin được bước sang nhà gái để bàn tính mọi chuyện. Đây là thư thứ nhất của họ nhà trai, trong tam thư vừa nói.

Nếu nhà gái chấp nhận thì có thể hẹn ngày để cho nhà trai bước tới với lễ đầu tiên gọi là lễ Nạp thái. Lễ này sở dĩ có được là do kết quả vận động khéo léo của mai dong để hai họ bằng lòng với nhau. Với kết quả này, người mai dong có thể được thưởng một món tiền đầu tiên để đền ơn. Họ nhà trai sẽ sắm sửa một lễ mọn. Có thể là một con chim nhạn đến nhà đàng gái với ý nghĩa là mong được hỏi vợ nơi đấy. Lễ này ta gọi là lễ Dạm, có nơi nói trại ra là Dợm, hay Dạm ngõ, hay Chạm ngõ. Đây là lễ thứ nhất trong lục lễ.

Lễ thứ hai là lễ Vấn danh. Sau lễ Nạp thái, họ nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt rồi nhờ người mai dong đem lễ vật đến nhà đàng gái để hỏi ngày sinh tháng đẻ cùng tên tuổi của người con gái mà họ muốn cưới. Lễ vật thường là trà, rượu, bánh. Ở ta, có nơi thêm trong lễ vật phần trầu cau. Trong lễ thứ hai này người mai dong mang theo một lá thư, lá thư thứ hai trong tam thư, để hỏi những chi tiết như nói trên về người con gái để họ nhà gái trả lời.

Lễ thứ ba là lễ Nạp cát. Lễ này là lễ cáo trước bàn thờ tổ tiên rằng tuổi tác của đôi trai gái đã hợp nhau, có thể tiến hành hôn nhân được.

Lễ thứ tư là lễ Nạp tệ. Có người còn gọi là lễ Nạp trưng, hay Nạp tài. Lễ này là Lễ hỏi chính thức. Trong lễ này, ngoài những lễ vật như trà, rượu, bánh, nữ trang cho cô dâu tương lai, và theo như xã hội ta còn có trầu cau, đèn cầy đỏ (thường là đèn long phụng) cùng với một số tiền, số tiền này có nơi gọi là tiền đồng (có lẽ vì ngày xưa người ta dùng tiền đồng). Ngày nay, có nơi gọi nom na là tiền chợ tức là tiền đưa cho họ nhà gái đi chợ mua thực phẩm về nấu nướng đãi đằng họ nhà trai và mua sắm thêm những vật dụng cần thiết cho cô dâu tương lai. Ở miền Trung, chẳng hạn như ở tỉnh Quảng Ngãi, người ta gọi tiền này là tiền nát, tức là dùng để mua sắm thì nát ra, không còn nguyên vẹn đủ số nữa.

Ở Trung Quốc tôi không được nghe biết trong lễ này tổ chức tiệc tùng ra sao, nhưng ở ta đây là một lễ mà họ nhà gái thường đãi tiệc rượu họ nhà trai trọng thể, để tỏ lòng vui mừng. Những gia đình có danh vọng tiền của, đãi tiệc với thực đơn tiệc cưới ăn linh đình, có khi người ta lợi dụng cơ hội này để khoe tài gia chánh của cô dâu tương lai hay của những cô con gái khác trong gia đình họ nhà gái. Trong một đoạn kế tiếp, tôi sẽ lại có dịp nói thêm về lễ này trong xã hội ta ngày trước và trong thời kỳ bây giờ.

Lễ thứ năm là lễ Thỉnh kỳ. Đây là lễ họ nhà trai xin họ nhà gái ngày giờ rước dâu. Lễ vật thường là trà, rượu và bánh. Trong lễ này, thường thì họ nhà trai gửi cho họ nhà gái một bức thư nữa, tức là thư thứ ba, sau cùng trong tam thư. Trong thư này, nhà trai xin phép nhà gái được theo ngày giờ thuận tiện đã chọn để rước dâu.

Ngày nay đã rút gọn một số thủ tục cưới hỏi, những cặp đôi đang chuẩn bị cho ngày cưới của mình thì không cần phải lo lắng quá nhiều về khâu chuẩn bị đãi tiệc với mọi người khi giờ đây đã có Metropole – Trung tâm hội nghị tiệc cưới sang trọng sẽ chuẩn bị thực đơn tiệc cưới làm hài lòng khách mời để đôi bên gia đình đều thấy vui vẻ. 

You may like