Cưới

Lễ cheo trong cưới hỏi xưa có ý nghĩa gì?

Lễ cheo có ý nghĩa gì? Trên đây, các lễ vừa trình bày đều có nội dung nặng ...

Lễ cheo có ý nghĩa gì?

Trên đây, các lễ vừa trình bày đều có nội dung nặng về gia đình và tín ngưỡng. Trong toàn bộ hôn lễ Việt Nam còn có một số lễ khác nữa, và có một lễ vừa có tính cách xã hội vừa có tính cách pháp lý mà ngày nay không còn nữa.

Đó là lễ cheo. Đúng ra, lễ này là một tục lệ ở miền Bắc nước ta thời trước. Lễ này xuất phát từ nơi nào, bao lâu rồi, người ta không biết rõ và có lẽ nó đã biến dạng từ trước thời Đệ nhị thế chiến, cho nên tới nay, người ta không còn thấy nơi đâu cử hành hoặc biết đến.

Nếu định nghĩa thì lễ cheo là lễ trình diện với xóm làng đôi vợ chồng mới, song song với cuộc hôn lễ mà cha mẹ hai bên đã bằng lòng, ở miền Nam trước đây, tuy không gọi là lễ cheo, nhưng sự trình diện này được tổ chức tại nhà và gia đình đàng trai hay đàng gái luôn luôn có mời vị Hương Cả hoặc một hương chức nào đó, coi về sổ bộ đời (hộ tịch ngày nay) đến tham dự lễ cưới để chứng kiến.

Trong cuốn Hôn nhân và hạnh phúc, tôi có nhấn mạnh: “Cái lễ ấy đã vạch ra đường lối và giữ cho lễ nghi phong tục Việt Nam khỏi bị nạn đồng hóa, và đã nêu ra được trạng thái xã hội Việt Nam cùng với bản chất tâm lý riêng biệt của người Việt.”

Ở đây, sau khi tham khảo thêm một số tài liệu từ vài mươi năm qua, như đã nói ở đoạn trước, tôi thấy lễ này là một hình thức pháp lý, một sáng kiến bảo vệ trật tự xã hội của người dân ta vào thời chưa biết giấy hôn thú là gì và chưa có thủ tục đăng ký kết hôn như ngày nay.

Kể từ thập niên 30 của thế kỷ này trở về trước, đời sống vợ chồng không có được sự bảo đảm của pháp luật căn cứ trên một văn kiện chính thức. Cho tới khi người Pháp sang đô hộ, nước ta mới biết đến thủ tục vợ chồng ký kết hôn ước và hôn thú với nhau.

Lễ cheo là lễ trình diện với các viên chức cầm quyền ở làng xã để ngăn ngừa những vụ phản đối của người khác, hoặc là ngăn chặn những vụ bỏ nhau một cách tắc trách. Hồi đó không có giấy hôn thú, nhưng nhờ có lễ cheo các chức quyền làng xã mới xét xử dễ dàng cho những vụ ly dị. Nhiều nhà danh nho thời xưa đã tán đồng và khen ngợi lễ cheo. Nhà văn Phan Kế Bính có viết:

“Lễ cưới xin phải nộp tiền Lan Nhai cho làng, tục gọi là nộp cheo. Người trong làng lấy nhau thì nộp độ một vài đồng bạc, gọi là cheo nội. Người ngoài lấy gái làng thì bao giờ cũng phải nộp nặng hơn, hoặc năm sáu đồng hoặc mươi đồng hoặc một vài chục, tùy tục riêng từng làng, gọi là cheo ngoại. Có nơi không lấy tiền, bắt nộp bằng gạch bát tràng hoặc nơi thì bắt nộp bằng mâm đồng, bát sứ, tùy làng cần dùng thức gì thì nộp thức ấy chớ không nộp tiền, nhưng chiếu giá tiền thì cũng tương đương nhau.

Ngoài lệ cheo làng, lại có lệ cheo hàng xóm, cheo bản tộc, cheo bản thôn, hoặc năm ba tiền kẽm hoặc một vài quan hay một hai đồng bạc v.v. …

Hễ có cheo rồi mới thành gia thất. Cheo tức là ý phân bua với làng nước. Lấy nhau đã có cưới cheo là sự hôn thú phân minh, về sau vợ chồng có điều gì không dễ mà ly dị được nhau, và người ngoài cũng không có phép mà tranh cạnh được nữa.

Trước khi nhận cheo, làng phải xét xem đôi bên lấy nhau có hợp nghĩa không, hoặc là có thật bằng lòng nhau không, rồi mới nhận lễ. Nếu không xét thì có khi người đàn ông lấy ép người đàn bà không chịu, hoặc là lấy nhau trái đạo luân thường thì làng có lỗi.”

Nhà văn Phan Kế Bính bình luận tiếp:

“Tục ta vợ chồng lấy nhau không có hôn thú, duy có lệ nộp cheo. Nộp cheo cũng là một ý lấy làng làm bằng chứng, thì dù không có hôn thú mà cũng như là có hôn thú.”

“Đó cũng là một mối lý tài của chốn hương thôn, kể ra thì cũng tiện cho người lấy vợ và lợi cho làng”

Tục này vốn tồn tại thời xưa có ý nghĩa nhất định. Giờ xã hội đổi thay, mọi thứ trở nên tối giản hơn nhưng vẫn giữ được trang nghiêm, cẩn trọng. Điển hình dễ thấy ở các nhà hàng tiệc cưới HCM người ta chuẩn bị cho cô dâu chú rể chỉn chu về nghi thức lẫn bàn tiệc. Có thể nói, sự xuất hiện của các nhà hàng tiệc cưới HCM trở nên vô cùng thiết thực trong thời buổi hiện nay. 

Ngày xưa vô

You may like