Categories: Cưới

Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép

Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Cưỡng ép có thể do một trong hai bên ép buộc bên kia phải kết hôn với mình hoặc một trong hai bên nam, nữ hay cả hai bị người khác ép phải kết hôn với nhau. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/10/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì hành vi cưỡng ép kết hôn được xác định như sau:

Một bên dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp về mặt tinh thần, dùng vật chất, sử dụng thủ đoạn… để ép buộc bên kia đồng ý kết hôn.

Hành vi dùng vũ lực có thể hiểu là hành hạ, đối xử tàn tệ, gây đau đớn về thể xác cho một người hoặc thân nhân của họ khiến họ phải chấp nhận kết hôn; việc bắt cóc một người rồi ép họ kết hôn với mình cũng được tính vào trường hợp này. Một người đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp về tinh thần là có hành vi ép buộc đối phương phải kết hôn với mình nếu không sẽ gây tổn hại lớn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự… cho người đó, cho thân nhân của họ hoặc thậm chí có trường hợp dọa sẽ tự tử để ép kết hôn. Dùng vật chất để cưỡng ép ví dụ như cho vay với lãi suất cao rồi tìm mọi cách để bắt họ kết hôn để trừ nợ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi dùng nó để làm điều kiện trao đổi hôn nhân… Sử dụng thủ đoạn như dùng mọi cách để khiến đối phương khiến mình mang thai rồi lấy đó như cái “cớ” để ép người đó phải “chịu trách nhiệm”…Một bên hoặc cả hai bên nam nữ bị người khác cưỡng ép, buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ.

Cha mẹ buộc con phải kết hôn để trừ nợ – đây là trường hợp khá phổ biến ở đồng bào các dân tộc thiểu số, các gia đình nghèo (mặc dù hiện nay giảm đáng kể). Đây không chỉ là đơn thuần là việc ép buộc trong hôn nhân mà còn là hành vi đáng lên án vì con người bị đem ra trao đổi như một món hàng, bị tước đoạt đi mọi quyền tự do dân chủ. Nạn nhân của những cuộc gả bán như thế này thường là phụ nữ và không ít người trong số họ đã tìm đến cái chết vì không thể tự giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Cha mẹ hai bên đã từng có hứa hẹn nên ép con cái của họ kết hôn với nhau. Việc đính ước từ trước này thường là giữa hai gia đình có mối giao hảo từ lâu của hai bên cha mẹ hoặc gia đình hai bên lấy hôn nhân để liên kết hai dòng họ nhằm mục đích về kinh tế hay chính trị. Một trường hợp nữa có thể kể đến là cha mẹ ép con cái phải kết hôn với một người đã được “chấm” từ trước hoặc ngăn cản con mình không được kết hôn với người mà cha mẹ không thích. Tất cả những hành động ép buộc trên đều xuất phát từ tư tưởng phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, trái ngược với tinh thần của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay.

Admin

Share
Published by
Admin

Recent Posts

Cách chọn lều và mái che cho tiệc cưới ngoài trời

Lựa chọn lều và mái che là một trong những bước quan trọng nhất khi…

1 month ago

Kinh nghiệm chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới phù hợp với ngân sách

Chọn địa điểm để tổ chức tiệc cưới luôn là một trong những quyết định…

1 month ago

Bí quyết tạo không gian ấn tượng cho hội nghị khách hàng

Khi tổ chức hội nghị khách hàng, một không gian ấn tượng không chỉ giúp…

2 months ago

Cách xử lý 5 tình huống có thể phát sinh trong hội nghị khách hàng

Hội nghị khách hàng là sự kiện quan trọng giúp doanh nghiệp gắn kết và…

2 months ago

Xu hướng trang trí đám cưới ngoài trời mùa thu 2024

Mùa thu với không khí se lạnh và khung cảnh lãng mạn là thời điểm…

2 months ago

Kinh nghiệm chọn nhà cung cấp dịch vụ cho hội nghị khách hàng

Tổ chức một hội nghị khách hàng thành công không chỉ đòi hỏi sự chuẩn…

2 months ago