Cưới

Ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới tại địa điểm tổ chức tiệc cưới

single image
  Tại địa điểm tổ chức tiệc cưới, giây phút cặp đôi trao nhau chiếc nhẫn là lúc ...

 

Tại địa điểm tổ chức tiệc cưới, giây phút cặp đôi trao nhau chiếc nhẫn là lúc hai người đã là một.

Từ xưa đến nay, nhẫn cưới luôn có mặt tại các hôn lễ, là biểu tượng  hôn nhân của đôi lứa.

1.Nguồn gốc của nhẫn cưới

Nhẫn là vật làm bằng kim loại, có vòng tròn, được xem là vật trang sức, được đeo ở ngón tay hoặc chân. Nhẫn cưới là loại nhẫn, được các cặp đôi trao cho nhau trong ngày cưới, tại nhà hay các địa điểm tổ chức cưới hỏi.

Người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên sử dụng nhẫn cưới,  vào những năm 3000TCN. Nhẫn lúc ấy chỉ là những vòng tròn được làm từ sợ cây gai dầu hay cây sậy. Vòng tròn tượng trưng cho sự trường tồn và sự bất diệt, khi điểm đầu và điểm cuối sẽ chung một điểm.  Lỗ ở giữa vòng tròn biểu trưng cho cánh cửa dẫn đến tương lai. Khi ấy, chỉ có phụ nữ mới đeo nhẫn cưới. 

Tuy nhiên, khi thế chiến thứ hai xảy ra, các chàng trai phải chia tay vợ mình để ra chiến trường, họ bắt đầu đeo nhẫn để nhớ đến cuộc hôn nhân của mình và người vợ thân yêu nơi quê nhà. Đó là một hành động lãng mạn, thể hiện tình yêu chung thủy của người đàn ông đối với vợ. Ngày nay, trong đám cưới, chú rể và cô dâu sẽ cùng trao nhẫn cưới cho nhau.

Theo thời gian, các chất liệu làm nhẫn cũng đa dạng, phong phú hơn, từ sắt đến vàng, bạc, đồng, bạch kim, kim cương… với nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau.

2. Ý nghĩa của nhẫn cưới

Khi hai người trao nhau chiếc nhẫn cưới tại lễ đường, địa điểm tổ chức tiệc cưới sang trọng trước sự chứng kiến của mọi người, thì cả hai đã là của nhau. Cuộc sống vợ chồng sẽ chính thức bắt đầu, thay cho cuộc sống độc thân vô tư trước đó. Từ đây, chiếc nhẫn sẽ là sợi dây vô hình gắn kết hai người, tình yêu và trách nhiệm sẽ làm hai người luôn nghĩ về người bạn đời của mình.

Từ “nhẫn” trong từ nhẫn cưới thể hiện sự nhẫn nại, kiên trì. Một cuộc hôn nhân sẽ luôn được hạnh phúc, viên mãn nếu như cặp đôi có sự kiên nhẫn để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trọng cuộc sống.

“Nếu mà biết nhẫn nhịn nhau

Gia đình hòa thuận, nhịp cầu yêu thương”

3. Đeo nhẫn cưới ở đâu?

Đến nay, vẫn không một quy tắc chung cho việc đeo nhẫn cưới. Tùy vào nền văn hóa khác nhau, người ta sẽ quy định bàn tay và ngón tay đeo nhẫn cưới. Người Ai Cập và La Mã cổ đại quan niệm, nhẫn được đeo ở ngón tay áp út bên tay trái, vì ở đây có đường mạch máu dẫn đến trái tim. Việc đeo nhẫn cưới ở ngón tay này như là sợi dây kết nối nhanh nhất đến trái tim cô dâu chú rể.

Tuy nhiên, phụ nữ đeo nhẫn ở ngón trỏ. Người Ấn Độ đeo nhẫn cưới ở chân.

Ở Việt Nam, theo quan niệm “nam tả, nữ hữu” nên chú rể đeo nhẫn ở  ngón áp út tay trái, cô dâu đeo ở tay phải. Nếu nhìn cả bàn tay, ngón cái sẽ là cha mẹ, ngón trỏ là anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út là người bạn đời, ngón út là con cái.

You may like