Cưới

Tục lệ ăn sêu trong cưới hỏi

Tục lệ ăn sêu Ở miền Bắc, ngày xưa có tục lệ ăn sêu trước ngày cưới. Tục ...

Tục lệ ăn sêu

Ở miền Bắc, ngày xưa có tục lệ ăn sêu trước ngày cưới. Tục này có tính cách xã hội.

Nhà văn Phan Kế Bính viết rằng:

“Ăn hỏi rồi mới ăn sêu. Sêu thì mùa nào thức ăn ấy, như mùa vải thì sêu vải, mùa dưa thì sêu dưa v.v… Có nơi một năm chỉ sêu có bốn mùa. Tháng ba sêu vải, tháng năm sêu dưa hấu, đường, mắm, chim ngỗng, tháng chín sêu hồng, cốm, gạo mới, chim ngói, tháng chạp thì sêu cam, mứt, bánh cốm. Đồ sêu nhà gái lấy một nửa, còn một nửa trả lại nhà trai gọi là lại mặt.”

Đây là tục lệ biếu tặng phẩm vật của nhà trai theo mùa vụ, trong thời gian chờ đợi lễ cưới. Ngày xưa, sau lễ hỏi không phải là lễ cưới tổ chức ở nhà hàng tiệc cưới HCM liền tay như ở các thành phố ngày nay. Có khi phải chờ đợi đôi ba năm sau, vì nhiều lẽ. Lý do thứ nhất là vì bị ảnh hưởng của những vụ thách cưới mà họ nhà trai theo không nổi phải hoãn lại cho có đủ thời gian chuẩn bị sắm sửa. Lý do thứ hai là cần phải có thời gian ở rể, làm rể của các chàng trai, vì ở nông thôn, người ta rất cần lao động trong các vụ mùa. Thường thường nhà gái muốn thủ lợi, vừa thử thách khả năng, xem ý tứ chàng rể mà cũng muốn dùng anh ta giúp thêm phát triển kinh tế gia đình để bù đắp lại sự mất mát một người con gái trong thời gian tới. Lý do thứ ba là, có thể vì một trong hai bên gia đình có tang chế và phải chờ đến ba năm sau mới được cưới xin. Nhà văn Phan Kế Bính có viết tiếp:

“Trước khi muốn cưới thì đôi bên nhà trai và nhà gái đều quang quẻ cả mới được, nghĩa là người chủ hôn không có tang chế gì. Cưới thì nhà trai viết thư hỏi xem nhà gái ăn những lễ vật nào. Nhà gái muốn những thức gì thì viết thư trả lời nhà trai. Nhà trai liệu thể lo được thì mới chọn ngày lành tháng tốt, đính ước ngày cưới với nhà gái. Nếu nhà gái lấy lễ nặng quá thì nhà trai xin bớt đi ít nhiều. Nhà gái không nghe thì có khi lại hoãn việc lại. Mà nhà trai bất đắc dĩ phải lo thì có khi vì thế mà hai bên sui gia sinh oán ghét nhau.

Đồ thách cưới thì đại để bao nhiêu lợn, gạo hoặc ăn bò thì thách bò, bao nhiêu chè, bao nhiêu cau, bao nhiêu rượu, vòng, nhẫn, hoa, hột, quần áo, chăn màn, và kem thèm bao nhiêu bạc v.v …

Tùy nơi thành thị, quê mùa, nhà giàu, nhà nghèo, ăn nhiều ăn ít nhưng đại khái cũng trong những khoản ấy.”

Tục ở rể ngày xưa cũng đã khiến cho nhiều chàng trai “dở khóc dở cười” vì cảnh ở rể. Nếu phải làm rể cho một gia đình nhà giàu cay nghiệt sẽ không sung sướng gì cho lắm. Trong thời gian ở rể, tại nhiều vùng nhà gái không cho phép chàng trai ngủ ở nhà trên hay ở gần cô vợ sắp cưới của mình, mà đêm đêm phải ở nhà sau, hoặc ở nhà phụ cách xa nhà chính để giữ gìn của cải, súc vật. Chàng rể đã có công “xẻ ván cho dày” để “bắc cầu sông cái” giờ đây phải nhọc nhằn, ngày ngày còng lưng mà oán than:

Trời mưa cho ướt lá khoai,

Công anh làm rể đã hai năm ròng.

Nhà em lắm ruộng lắm đồng,

Bắt anh tát nước cực lòng anh thay!

Tháng chín mưa bụi gió may,

Cất lấy gầu nước, chân tay rụng rời.

Một số gia đình cố ý bắt ở rể càng lâu càng tốt. Ngoài việc dùng chàng rể làm nhân công không tốn tiền, nhà gái cũng lợi dụng thời gian để nhận quà biếu (ăn sêu như đã nói ở trước) của nhà trai. Nhà văn Phan Kế Bính cho biết:

“Sêu xong một năm hay nửa năm thì cưới, cũng có khi sêu hai ba năm mới được cưới. Nếu không sêu mà xin cưới thì là thiếu lễ, người ta chê cười, mà nhà gái không mấy người nghe.”

Về cơ bản đều có những tục lệ dở khóc dở cười. Ngày nay không còn áp đặt quá nhiều, vào ngày cưới, đôi bên họ hàng cùng người thân quen đến nhà hàng tiệc cưới tại HCM để chung vui cùng nhau với không khí sôi nổi. 

You may like